Tranh minh họa công nghệ deepfake - Ảnh: PEOPLESBANK
Theo Đài CNN, ngày 14-10, cảnh sát Hong Kong cho biết vừa triệt phá một đường dây lừa đảo trực tuyến bằng video deepfake, nhắm vào nam giới tại các khu vực Đài Loan, Singapore và Ấn Độ.
Dùng deepfake để xây dựng lòng tinCảnh sát đã bắt giữ 27 nghi phạm tại một khu công nghiệp ở quận Hung Hom, trong đó có 21 nam và 6 nữ với cáo buộc âm mưu lừa đảo. Hầu hết trong đó là người trẻ, có học vấn cao và thành thạo công nghệ thông tin.
Đáng chú ý, băng nhóm này sử dụng các video giả mạo gương mặt (deepfake) do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra để đánh lừa nạn nhân.
Cụ thể, theo ông Fang Chi Kin - lãnh đạo đơn vị cảnh sát hình sự khu vực Nam Tân Giới, nhóm lừa đảo đã giả làm những người phụ nữ hấp dẫn để tiếp cận nạn nhân.
Hàn Quốc dành 6,Chơi Game Chích Nhau_ Trải Nghiệm Game Giải Trí Đầy Hài Hước và Thử Thách8 triệu USD ngân sách cho cuộc chiến chống deepfakeĐỌC NGAYÔng Fang cho biết: "Sau những lần liên hệ đầu tiên với nạn nhân thông qua mạng xã hội, Bản Cá I Thng Th Cào 2024_ Khám Phá Sự Thay Đổi Về Công Nghệ và Tương Lai nhóm lừa đảo bắt đầu gửi các tấm ảnh phụ nữ hấp dẫn do AI tạo ra. Họ ngụy tạo những cá nhân thú vị về tính cách, Á Gà Theo Ngày M - Chương Trình Quản Lý Thói Quen và Chăm Sóc Sức Khỏe Hàng Ngày nghề nghiệp, học vấn và các yếu tố khác".
Dần dần, những kẻ lừa đảo nuôi dưỡng cảm giác thân mật và hứa hẹn tương lai với người bị lừa.
Sau đó nhóm này còn tinh vi đến mức dùng công nghệ deepfake để làm giả gương mặt và gọi video với nạn nhân. Điều này khiến nạn nhân tin tưởng tuyệt đối vào đối phương.
"Dù cho đã trò chuyện video, các nạn nhân vẫn tin rằng họ đang tiến tới một mối quan hệ lãng mạn với một người phụ nữ ngoài tầm với", ông Fang khẳng định.
Sau một thời gian, những kẻ lừa đảo bắt đầu dụ nạn nhân đầu tư vào một sàn tiền điện tử giả. Nhóm này cố tình cung cấp các bằng chứng chuyển tiền lời giả cho nạn nhân để kích thích họ tiếp tục đổ tiền vào nền tảng lừa đảo này.
Theo ông Fang, những kẻ lừa đảo tiếp tục vẽ nên những viễn cảnh tương lai lứa đôi đẹp đẽ để dụ con mồi đổ thêm tiền.
Mỗi kẻ lừa đảo có thể nhận 10.000 HKD mỗi tháng (gần 1.300 USD). Thậm chí có trường hợp còn kiếm được đến 100.000 HKD một tháng.
Tổng số tiền băng nhóm này lừa được lên đến 360 triệu HKD (46 triệu USD).
Tổ chức lừa đảo tinh viTranh minh họa công nghệ deepfake
Kế hoạch lừa đảo được tổ chức chặt chẽ, chia thành nhiều giai đoạn khác nhau với các bộ phận chuyên phụ trách.
Băng nhóm này thậm chí còn sử dụng một cuốn sách để hướng dẫn các thành viên thực hiện việc lừa đảo bằng cách lợi dụng "sự chân thành và cảm xúc của nạn nhân", đồng thời đăng một phần của cuốn sách trên Facebook.
Một vài bước trong cuốn sách bao gồm: tìm hiểu về thế giới quan của nạn nhân để thiết kế riêng "người trong mộng"; tạo ra những khó khăn từ mối quan hệ hoặc kinh doanh thất bại để tạo lòng tin; vẽ ra một "tương lai đẹp đẽ" bao gồm kế hoạch du lịch cùng nhau để thúc đẩy nạn nhân đầu tư vào nền tảng tiền ảo.
Vụ lừa đảo kéo dài khoảng một năm trước khi cảnh sát nhận được thông tin vào khoảng tháng 8.
"Hơn 100 chiếc điện thoại di động và một số đồng hồ xa xỉ đã được thu giữ trong cuộc đột kích", cảnh sát cho biết.
Đầu năm nay, một công ty thiết kế và kỹ thuật đa quốc gia của Anh tại Hong Kong cũng thất thoát hơn 25 triệu đô vào tay những kẻ lừa đảo. Nguyên nhân là một nhân viên công ty bị kẻ xấu lừa bằng cách dùng công nghệ deepfake để giả làm giám đốc tài chính của doanh nghiệp này.
Công nghệ deepfake cũng như AI ngày càng trở nên đáng lo ngại khi bị nhiều kẻ xấu lợi dụng để thực hiện các hành vi giả mạo, lan truyền thông tin sai lệch, khiến các nhà chức trách đề cao cảnh giác.