Sâm Ngọc Linh không phát triển ở 6 huyện của Quảng Nam

Sau bốn năm trồng thử nghiệm 8.000 cây sâm Ngọc Linh tại 6 huyện ở độ cao hơn 1.300 m, cây chỉ phát triển được thời gian ngắn rồi dừng lại hoặc chết.

Ngày 18/1, Trung tâm Phát triển sâm Ngọc Linh và dược liệu (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam) gửi Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật báo cáo đánh giá tình hình triển khai các mô hình trồng thử nghiệm di thực sâm Ngọc Linh trên địa bàn giai đoạn 2021-2024.

Theo báo cáo, từ tháng 8 đến 11/2021, Trung tâm Phát triển sâm Ngọc Linh và Dược liệu thực hiện các mô hình trồng thử nghiệm sâm trên địa bàn. 6.000 cây sâm giống một năm tuổi được mang từ núi Ngọc Linh, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My đến trồng ở huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Nam Giang và Phước Sơn.

Cây sâm một tuổi được di thực trồng thử nghiệm ở các mô hình. Ảnh: Đắc Thành

Cây sâm một tuổi được di thực trồng thử nghiệm ở các mô hình. Ảnh: Đắc Thành

Một năm sau, 2.000 cây trồng ở huyện Núi Thành và Tiên Phước. Khu vực trồng sâm là dưới rừng nguyên sinh, độ cao 1.320-1.500 m. Quá trình trồng, chăm sóc thực hiện giống ở núi Ngọc Linh. Mục đích là thử nghiệm xem địa bàn nào thích ứng tốt sẽ nhân rộng cây sâm Ngọc Linh, góp phần giảm nghèo cho người dân.

Ông Châu Minh Ninh, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Bắc Trà My,quot cho biết đã tiếp nhận và trồng 1.000 cây sâm một tuổi,chia tay& hai năm đầu cây ra lá,quot đến năm thứ ba chững lại, củ không lớn.

"Có lẽ do độ cao thấp; độ ẩm và nhiệt độ cao hơn núi Ngọc Linh", ông Ninh nói, thêm rằng điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở khu vực không phù hợp với đặc tính sinh trưởng của sâm Ngọc Linh. Vì thế huyện đã xuất dừng mô hình.

Sâm Ngọc Linh trồng ở xã Trà Bui,<a href=go88 hit huyện Bắc Trà My đến năm thứ ba phát triển chậm. Ảnh: Đắc Thành" class="lazy" src="/uploads/allimg/250202/1410306319-1.jpg">

Sâm Ngọc Linh trồng ở xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My đến năm thứ ba phát triển chậm. Ảnh: Đắc Thành

Trung tâm Phát triển sâm Ngọc Linh và Dược liệu cho biết tỷ lệ cây tái sinh chồi tăng ở năm thứ hai nhưng chỉ ở mức trung bình 35% so với đối chứng trồng ở núi Ngọc Linh. Đến năm thứ ba, tái sinh chồi trên cây sâm không phát triển. Riêng mô hình di thực tại huyện Tiên Phước, sau hai năm trồng cây sâm Ngọc Linh không tái sinh chồi, chết hết.

Về củ, hai năm đầu các mô hình cho thấy củ phát triển ở mức trung bình. Đến năm thứ ba củ không lớn, trọng lượng 1,3-3,4 gam/củ, bằng 15-25% so với trọng lượng củ tại vùng trồng sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My.

Từ thực tế trên, Trung tâm Phát triển sâm Ngọc Linh và Dược liệu đề xuất kết thúc mô hình trồng thử nghiệm di thực sâm Ngọc Linh, đề nghị tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm di thực sâm Ngọc Linh ở khu vực có độ cao từ 1.500 m trở lên. Khi trồng sử dụng cây sâm giống sâm Ngọc Linh hai năm tuổi để tăng khả năng thích nghi với môi trường sống mới.

Hai năm đầu cây sâm di thực phát triển và đến năm thứ ba chững lại, củ không không lớn. Ảnh: Đắc Thành

Hai năm đầu cây sâm di thực phát triển nhưng đến năm thứ ba chững lại, củ không không lớn. Ảnh: Đắc Thành

Sâm Ngọc Linh được trồng trên ngọn núi cùng tên, thuộc tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Trong 40 năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chứng minh sâm Ngọc Linh là loại quý hiếm và tốt nhất thế giới hiện nay do tính chất đặc biệt nổi trội và trồng ở vùng địa lý đặc thù. Hiện giá bán củ loại lớn 130 triệu đồng/kg, loại nhỏ 40 triệu đồng/kg. Những củ nhiều tuổi giá cao hơn.

Huyện Nam Trà My đã quy hoạch vùng trồng sâm Ngọc Linh với diện tích trên 15.000 ha; bảo tồn được khoảng 100 ha, tương đương với khoảng 2 triệu cây. Huyện có hơn 1.500 dân trồng hơn 1.650 ha và 18 doanh nghiệp đăng ký trồng sâm dưới tán rừng, với diện tích hơn 341 ha.





Powered by Go88 tài xỉu @2013-2022 RSS Map HTML Map

Copyright Powered by365站群 © 2013-2024